Sự kiện
Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan Mỹ từ khi TT Trump nhậm chức

Hải Lâm - 30/04/2025 13:00 (GMT+7)

(VNF) - Kể từ thời điểm tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng 1/2025, Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng khởi động một loạt chính sách thuế quan quyết liệt, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của chủ nghĩa thương mại bảo hộ.

Sau khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, Tổng thống Trump đã tái khẳng định vị thế là nhà lãnh đạo của chủ nghĩa thương mại bảo hộ. Từ việc bãi bỏ miễn thuế, áp thuế nguyên liệu đầu vào, đánh thuế hàng công nghệ cao, đến thiết lập cơ chế “có đi có lại”, ông đã triển khai một chính sách thuế quan Mỹ mang tính hệ thống, quyết đoán và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Dù gây tranh cãi và dẫn đến nguy cơ trả đũa thương mại, chính sách này đang nhận được sự ủng hộ đáng kể từ giới cử tri trung thành của ông, đặc biệt là tại các bang công nghiệp trọng điểm. Với Trump, thuế quan không chỉ là công cụ kinh tế – mà là biểu tượng của quyền lực quốc gia và lòng tự tôn kinh tế Mỹ.

Toàn cảnh thuế quan Mỹ từ khi Tổng thống Trump nhậm chức lần 2

12/5: Mỹ - Trung thống nhất 'đình chiến' trong 90 ngày

Theo tuyên bố chung được Mỹ và Trung Quốc công bố ngày 12/5, hai nước đã nhất trí dỡ bỏ mạnh mẽ thuế quan đối với hàng hóa của nhau trong thời hạn 90 ngày.

Thông báo này được đưa ra sau một tuần đàm phán thương mại căng thẳng tại Geneva, Thụy Sĩ giữa các quan chức từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo tuyên bố chung, đến ngày 14/5, Mỹ sẽ tạm thời hạ thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30%, trong khi Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ 125% xuống 10%.

>> Xem chi tiết: Mỹ - Trung thống nhất 'đình chiến' trong 90 ngày

10/5: Mỹ - Trung vào cuộc đàm phán thuế quan

Tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính và nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ đã bắt đầu các cuộc đàm phán với các quan chức cấp cao của Trung Quốc nhằm hạ nhiệt tranh chấp có nguy cơ cắt đứt thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer đã bắt đầu các cuộc họp tại Geneva với đoàn đàm phán Trung Quốc do Phó Thủ tướng Hà Lập Phong dẫn đầu.

Một số nhà ngoại giao từ cả hai phía cũng xác nhận rằng các cuộc đàm phán đã bắt đầu, tuy nhiên họ yêu cầu được giấu tên. Địa điểm cụ thể của cuộc gặp không được tiết lộ. Trong khi đó, một đoàn xe ô tô và xe tải màu đen được nhìn thấy rời khỏi nhà của Đại sứ Thụy Sĩ tại Liên Hợp Quốc ở Geneva. Một nguồn tin ngoại giao cho biết, hai bên đã thảo luận trong khoảng hai tiếng trước khi cùng di chuyển đến một buổi ăn trưa đã được sắp xếp từ trước.

>> Xem chi tiết: Giờ G đã điểm: Mỹ - Trung vào cuộc đàm phán thuế quan

5/5: TT Trump sẽ áp thuế 100% với phim sản xuất bên ngoài nước Mỹ

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social tối 4/5, ông Trump cho biết ông đã chỉ đạo Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại Mỹ áp mức thuế 100% đối với các bộ phim được sản xuất bên ngoài nước Mỹ và nhập khẩu vào Mỹ.

Ông Trump cho rằng ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ đang gặp khó khăn khi nhiều hãng phim chuyển sản xuất ra nước ngoài để tận dụng các ưu đãi thuế và chi phí sản xuất thấp. Tổng thống nhấn mạnh rằng việc sản xuất phim ở nước ngoài là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và kêu gọi đưa ngành sản xuất phim trở lại Mỹ.

>> Xem chi tiết: TT Trump sẽ áp thuế 100% với phim sản xuất bên ngoài nước Mỹ

29/4: Nới lỏng thuế quan đối với ngành ô tô

The Washington Post đưa tin, ngày 29/4, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã có bước điều chỉnh quan trọng trong chính sách thuế quan, đặc biệt là đối với ngành ô tô – lĩnh vực đang chịu áp lực lớn từ làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cụ thể, ông Trump đã ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm giảm gánh nặng thuế cho các nhà sản xuất ô tô trong nước. Các biện pháp bao gồm việc miễn trừ một phần thuế quan 25% đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu từ các nước như Canada và Mexico, cùng với chính sách tín dụng thuế lên đến 15% giá trị của các phương tiện lắp ráp tại Mỹ.

Ngoài ra, chính phủ cũng cho phép các nhà sản xuất được giảm thuế tạm thời đối với linh kiện nhập khẩu, bắt đầu từ mức 3,75% và giảm dần trong vòng ba năm. Đây được xem là một bước đi mang tính chiến lược nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ngành ô tô tái định vị chuỗi cung ứng về Mỹ, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu và linh kiện từ nước ngoài.

Tuy nhiên, sự nới lỏng này không áp dụng cho tất cả các ngành. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định các công ty trong nước đang thích nghi nhanh để tránh gián đoạn, song dữ liệu cho thấy khối lượng hàng nhập khẩu sụt giảm mạnh. Giới doanh nghiệp bắt đầu bày tỏ lo ngại.

Ông David Solomon – CEO Goldman Sachs – nhận định rằng sự bất định từ chính sách thuế của chính quyền Trump đang khiến các lãnh đạo doanh nghiệp thận trọng hơn trong đầu tư, thắt chặt ngân sách và trì hoãn các kế hoạch mở rộng.

>> Xem chi tiết: TT Trump nới lỏng thuế ô tô, xoa dịu làn sóng phản đối

28/4: Bộ trưởng Tài chính Mỹ lạc quan về thỏa thuận thuế quan với Trung Quốc

Theo ông Bessent, các cuộc tiếp xúc chủ yếu xoay quanh các vấn đề truyền thống như ổn định tài chính và cảnh báo sớm rủi ro kinh tế toàn cầu. Ông cũng cho biết chưa rõ Tổng thống Trump có trực tiếp liên hệ với Chủ tịch Tập Cận Bình hay không.

Trước đó, ông Trump khẳng định đang tiến hành đàm phán thuế với Trung Quốc, tuy nhiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ, cáo buộc Mỹ "gây nhầm lẫn".

Ông Bessent cho biết, mặc dù có những tín hiệu trái ngược về tiến trình đàm phán, ông tin rằng "có một con đường" để tiến tới thỏa thuận, nhấn mạnh rằng thuế quan cao hiện nay không thể duy trì lâu dài.

>> Xem chi tiết: Bộ trưởng Tài chính Mỹ gặp gỡ các quan chức Trung Quốc

26/4: Mỹ lên kế hoạch đàm phán thương mại theo từng giai đoạn bằng phương pháp tiếp cận theo mẫu

Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Mỹ có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán với 18 đối tác thương mại lớn trong vòng 2 tháng tới, theo hình thức đan xen và sử dụng một “khuôn mẫu” – tức một khung mẫu chung – để thiết lập các điều khoản cơ bản cho nhiều cuộc đàm phán khác nhau.

Theo những người am hiểu kế hoạch này, các quan chức Mỹ sẽ triển khai đàm phán thương mại theo từng giai đoạn, dựa trên một khuôn mẫu mới được thiết kế để áp dụng cho nhiều đối tác khác nhau. Khuôn mẫu này sẽ đề ra các điều khoản chung làm nền tảng cho các cuộc đàm phán.

Nhằm mục tiêu đơn giản hóa các cuộc đàm phán liên quan đến chính sách “thuế quan có đi có lại” của Tổng thống Trump, các quan chức dự kiến sử dụng một khung đàm phán do Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ soạn thảo. Khung này phân chia thành các danh mục đàm phán chính gồm: thuế quan và hạn ngạch; rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa Hoa Kỳ (như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn); thương mại kỹ thuật số; quy tắc xuất xứ của sản phẩm; an ninh kinh tế và các vấn đề thương mại khác – theo nguồn tin nắm rõ nội dung dự thảo tài liệu.

Trong từng danh mục trên, phía Mỹ sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể đối với từng quốc gia – những người hiểu rõ vấn đề cho biết – đồng thời lưu ý rằng tài liệu này vẫn có thể được điều chỉnh khi chính quyền tiếp nhận thêm ý kiến đóng góp.

26/4: Tổng Trump nói có thể tái áp thuế trước hạn 90 ngày

Trong bài phát biểu mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể không chờ hết thời hạn 90 ngày đàm phán mà sẽ sớm khôi phục thuế quan “có đi có lại” đối với nhiều quốc gia, thậm chí chỉ trong vòng vài tuần tới. Ông nói rằng khả năng gia hạn thời gian hoãn áp thuế 90 ngày đối với phần lớn các quốc gia khác là “rất thấp”.

Tuyên bố tại Nhà Trắng, ông Trump nhấn mạnh nếu các thỏa thuận thương mại không được thiết lập trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ áp mức thuế cao – có thể lên tới 50% – đối với hàng hóa từ nhiều nước, trừ Trung Quốc, quốc gia hiện đã chịu thuế 145%.

Trong một phần khác của cuộc phỏng vấn với tờ Time, Tổng thống Trump tuyên bố ông đã đạt được 200 thỏa thuận thương mại – “100%” theo lời ông – nhưng lại từ chối tiết lộ các quốc gia liên quan.

Khi được hỏi vì sao các thỏa thuận này chưa được công bố, ông đáp: “Tôi nghĩ trong 3-4 tuần tới, chúng tôi sẽ hoàn tất – tiện thể nói luôn.”

>> Xem chi tiết: TT Trump tính áp thuế đối ứng trước mốc 90 ngày

25/4: Dự luật thuế của Trump bị trì hoãn đến cuối tháng 5

Theo thông báo từ Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson ngày 25/4, cuộc bỏ phiếu thông qua dự luật thuế lớn của Tổng thống Trump sẽ được lùi lại đến tuần cuối tháng 5, thay vì tổ chức trước kỳ nghỉ Memorial Day như dự kiến ban đầu. Việc trì hoãn cho thấy những bất đồng trong nội bộ đảng Cộng hòa vẫn chưa thể dung hòa, đặc biệt là về chi tiêu và bù đắp ngân sách.

Các nội dung còn gây tranh cãi bao gồm: cắt giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp xuống 15%, mở rộng tín dụng thuế cho hộ gia đình có con, và đề xuất “baby bonus” 5.000 USD. Một số thành viên ôn hòa lo ngại gánh nặng ngân sách, trong khi nhóm MAGA lại yêu cầu mạnh tay hơn với chính sách thuế để “tái phân phối lại lợi ích cho nước Mỹ thực sự”.

24/4: Gộp ngân sách quốc phòng 150 tỷ USD vào dự luật thuế

Trong nỗ lực tăng tốc cho “đạo luật thuế lớn” của Tổng thống Trump, các nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện đã đề xuất tích hợp gói ngân sách quốc phòng trị giá 150 tỷ USD vào dự luật cắt giảm thuế đang được soạn thảo, theo Reuters. Đây là lần đầu tiên một khoản chi quân sự quy mô lớn được gộp vào một chương trình cải cách thuế như một phần của chiến lược “nội địa hóa lợi ích quốc phòng” – theo ngôn ngữ của các cố vấn Nhà Trắng.

Gói chi tiêu này bao gồm 27 tỷ USD dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa “Golden Dome” do Lockheed Martin cung cấp, 29 tỷ USD cho việc đóng mới 14 tàu chiến, 20 tỷ USD để tăng tốc sản xuất đạn dược trong nước và đầu tư vào chuỗi cung ứng khoáng sản chiến lược. Tổng thống Trump tuyên bố đây là “kế hoạch hồi sinh năng lực phòng vệ của nước Mỹ bằng đồng tiền Mỹ, trên đất Mỹ và phục vụ người Mỹ.”

24/4: IMF cảnh báo thuế quan Trump có thể gây suy giảm tăng trưởng toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính thức điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống còn 2,8%, từ mức 3,3% trước đó. Trong báo cáo công bố ngày 24/4, IMF chỉ rõ nguyên nhân đến từ chính sách thuế nhập khẩu 10% mà Mỹ vừa áp dụng hồi đầu tháng, gây hiệu ứng domino trong chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng chi phí vận hành và bóp nghẹt thương mại quốc tế.

Cũng theo báo cáo, nền kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,8% trong năm nay – thấp hơn dự báo trước đó là 2,8%. IMF cảnh báo các chính sách thuế quan mang tính bảo hộ, nếu kéo dài, có thể phá vỡ hệ thống thương mại toàn cầu và làm xói mòn niềm tin vào mô hình kinh tế mở vốn là nền tảng của tăng trưởng sau Chiến tranh Lạnh.

24/4: Rạn nứt trong nội bộ Đảng Cộng hòa về chính sách thuế

Theo Guardian đưa tin, trong khi Tổng thống Trump đang đẩy mạnh một trong những chương trình cắt giảm thuế tham vọng nhất kể từ thời Ronald Reagan, thì một cuộc chia rẽ sâu sắc đang âm thầm diễn ra trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa. Một nhóm các nghị sĩ theo xu hướng dân túy, gồm Thượng nghị sĩ JD Vance và cựu chiến lược gia Steve Bannon, đã kêu gọi đánh thuế cao hơn đối với giới siêu giàu để tài trợ cho việc cắt giảm thuế cho tầng lớp lao động.

Ý tưởng này vấp phải phản ứng gay gắt từ các lãnh đạo truyền thống như Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson và cựu Bộ trưởng Ngân khố Larry Kudlow, những người ủng hộ tuyệt đối nguyên tắc “cắt thuế cho tăng trưởng”. Cuộc đối đầu giữa hai nhánh – dân túy và tân bảo thủ – không chỉ là về chính sách, mà còn về định hình tương lai của Đảng Cộng hòa trong kỷ nguyên Trump hậu nhiệm kỳ đầu.

24/4: TT Trump cân nhắc miễn trừ một số loại thuế cho các nhà sản xuất ô tô

Việc xác nhận này được đưa ra sau khi hãng tin Financial Times dẫn nguồn thạo tin cho hay Tổng thống Trump đang có kế hoạch miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô từ Trung Quốc mà ông đã áp dụng để chống lại việc fentanyl tràn vào Mỹ.

Bên cạnh đó, một số linh kiện cũng được miễn trừ khỏi các mức thuế đã áp dụng đối với thép và nhôm, trong một động thái được gọi là “giảm tải” thuế quan.

Tuy nhiên, việc miễn thuế sẽ tách biệt khỏi mức thuế 25% áp dụng đối với xe ô tô nhập khẩu cũng như mức thuế 25% đối với phụ tùng ô tô nhập khẩu, dự kiến có hiệu lực từ ngày 3/5. Mức thuế với phụ tùng ô tô là khoản thuế bổ sung đối với các mức thuế đã áp dụng trước đó.

>> Xem chi tiết: TT Trump cân nhắc miễn trừ một số loại thuế cho các nhà sản xuất ô tô

23/4: Ưu đãi thuế cho người mua xe Mỹ

Tiếp tục theo đuổi chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, Tổng thống Trump công bố kế hoạch khấu trừ thuế đối với khoản lãi vay khi mua xe sản xuất tại Mỹ. Chính sách này nhằm khuyến khích người dân chọn hàng nội địa thay vì xe nhập khẩu – đồng thời tạo cú hích cho ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh chi phí vay mượn vẫn còn cao.

Theo đề xuất, người tiêu dùng mua xe do các hãng như Ford, GM, Tesla sản xuất trong nước sẽ được khấu trừ một phần chi phí tài chính khỏi thu nhập chịu thuế. Các chuyên gia nhận định đây là biện pháp đánh vào nhu cầu tiêu dùng và cảm xúc “tự hào hàng Mỹ” – tiếp nối chiến dịch "Buy American" từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump.

TT Trump: Thuế quan với Trung Quốc sẽ 'giảm đáng kể'

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 cho biết ông sẽ "rất tử tế" với Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại. Tổng tống Mỹ cũng khẳng định thêm rằng mức thuế quan 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc sẽ "giảm đáng kể, nhưng không giảm hẳn xuống còn 0".

Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cùng ngày cho hay mức thuế quan cao là không bền vững và ông hy vọng sẽ có sự "giảm leo thang" trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

>> Xem chi tiết: TT Trump: Thuế quan với Trung Quốc sẽ 'giảm đáng kể'

22/4: Công bố "Baby Bonus" 5.000 USD

Nhằm ứng phó với tình trạng dân số già và tỷ lệ sinh giảm, Tổng thống Trump đề xuất một chính sách mới mang tên “Baby Bonus” – khoản thưởng 5.000 USD cho các gia đình có trẻ sơ sinh, theo tờ People. Đây là một phần trong chiến lược xã hội-hóa thuế khóa, dùng chính sách tài chính để thúc đẩy hành vi sinh con và chăm sóc trẻ em.

Theo giới phân tích, dù số tiền không quá lớn, nhưng đề xuất "tiền thưởng em bé" cho thấy chính quyền Trump đang muốn mở rộng phạm vi chính sách thuế từ công cụ kinh tế thuần túy sang các mục tiêu dân số và xã hội. Cùng với đề xuất miễn thuế cho người nghỉ hưu, nó định hình rõ hơn thông điệp "thuế vì gia đình" trong chiến lược tranh cử của ông Trump.

20/4: Tổng thống Trump bác bỏ ý tưởng tăng thuế người giàu

New York Post đưa tin, sau khi một số nghị sĩ Cộng hòa đề xuất nâng thuế suất thu nhập cá nhân với nhóm kiếm trên 1 triệu USD/năm từ 37% lên 40% để bù đắp ngân sách, Tổng thống Trump nhanh chóng lên tiếng bác bỏ. Ông gọi đề xuất này là "lối mòn nguy hiểm", có thể khiến giới thượng lưu chuyển tài sản ra nước ngoài hoặc cắt giảm đầu tư vào nền kinh tế nội địa.

Đồng thời, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson – đồng minh thân cận của Tổng thống Trump – cũng tuyên bố không ủng hộ bất kỳ kế hoạch tăng thuế nào nhắm vào giới giàu. Quan điểm này cho thấy chính quyền Trump đang cố gắng giữ chân dòng vốn tư nhân, bảo vệ “nền móng đầu tư” mà ông cho là cốt lõi để vực dậy sản xuất và tăng trưởng Mỹ.

19/4: TT Trump áp thuế đối với tàu Trung Quốc cập cảng Mỹ

Chính quyền Mỹ mới đây công bố sẽ áp phí đối với các tàu Trung Quốc cập cảng Mỹ sau khi phát hiện các hành động, chính sách không hợp lý của Trung Quốc qua cuộc điều tra của văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR). Kế hoạch được dự báo sẽ có hiệu lực sau 180 ngày và các mức phí sẽ tăng dần trong những năm tới.

Phía USTR cho biết, Trung Quốc đã đạt được vị thế thống trị thông qua việc ngày càng nhắm mục tiêu một cách cụ thể và quyết liệt vào lĩnh vực này, gây bất lợi nghiêm trọng cho các công ty, người lao động và nền kinh tế Mỹ.

“Các hành động của chính quyền Tổng thống Trump sẽ đảo ngược sự thống trị của Trung Quốc, xử lý những đe dọa với chuỗi cung ứng và tạo ra tín hiệu rõ ràng về nhu cầu đối với các tàu do Mỹ sản xuất”, Đại diện Thương mại Mỹ, ông Jamieson Greer, nhấn mạnh.

>> Xem chi tiết: Mỹ ra đòn mới trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

18/4: – Đề xuất miễn thuế cho tiền boa, làm thêm và an sinh xã hội

Phát biểu tại một buổi vận động ở Scranton, Pennsylvania – quê hương của Tổng thống Joe Biden – ông Trump công bố loạt đề xuất cắt giảm thuế nhằm trực tiếp tăng thu nhập khả dụng cho người lao động. Trong đó nổi bật là kế hoạch miễn thuế thu nhập liên bang đối với tiền boa, làm thêm giờ và các khoản trợ cấp từ chương trình An sinh Xã hội.

Tổng thống khẳng định: "Không ai nên bị đánh thuế vì làm việc chăm chỉ ngoài giờ hay vì nhận được khoản lương hưu sau cả đời đóng góp." Chính sách này nếu được thông qua sẽ tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong cấu trúc thuế cá nhân tại Mỹ, đặc biệt là với nhóm lao động làm việc trong dịch vụ, nhà hàng và nhóm nghỉ hưu.

16/4: Hạ viện mở đường gia hạn đại cắt giảm thuế TCJA

Trong một động thái mang tính then chốt, Hạ viện Mỹ ngày 16/4 đã thông qua nghị quyết ngân sách cho phép cắt giảm thuế quy mô 5,3 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm. Đây là bước đi nhằm chuẩn bị cho việc gia hạn Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm (TCJA) năm 2017 – di sản kinh tế lớn nhất trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump – vốn sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2025.

Thông qua cơ chế "hòa giải ngân sách" (budget reconciliation), Đảng Cộng hòa có thể thông qua dự luật thuế mới mà không cần sự ủng hộ của Đảng Dân chủ tại Thượng viện. Đây được xem là “hạ tầng kỹ thuật” cho cuộc tái cấu trúc chính sách thuế mang đậm dấu ấn Trump, tiếp tục định hình nền tài chính liên bang theo hướng giảm gánh nặng cho giới đầu tư, doanh nghiệp và người lao động.

16/4: Mỹ tăng thuế một số mặt hàng Trung Quốc lên tới 245%

Trên trang web chính thức của Nhà Trắng, chính phủ Mỹ công bố tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tối đa 245%. Đây là một bước leo thang mạnh mẽ trong cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngay sau khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp đáp trả.

Thư ký báo chí Nhà Trắng cũng cho rằng mức thuế 245% mà Trung Quốc đang phải đối mặt là kết quả của các hành động đáp trả của Bắc Kinh.

Ngay sau thông báo của Nhà Trắng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lâm Kiến đã phản hồi, khẳng định: "Quý vị có thể hỏi phía Mỹ về các con số cụ thể".

>> Đọc thêm: Mỹ áp thuế lên tới 245% với hàng Trung Quốc, căng thẳng leo thang

15/4: Tổng thống Trump cân nhắc miễn thuế cho ngành ô tô, sẽ áp thuế ngành dược phẩm

Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc miễn thuế tạm thời cho các nhà sản xuất ô tô trong bối cảnh nỗ lực chuyển hoạt động sản xuất trở lại Mỹ.

Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố này chỉ vài ngày sau khi chính quyền của ông thông báo loại một số sản phẩm như điện thoại thông minh, máy tính và thiết bị điện tử khỏi danh sách các mặt hàng chịu thuế quan cao – một động thái mà các cố vấn kinh tế của ông khẳng định chỉ mang tính tạm thời.

Theo chiều ngược lại, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị áp thuế đối với hai lĩnh vực nhạy cảm: chất bán dẫn và dược phẩm. Thông tin này được công bố hôm 14/4, kèm theo việc chính quyền xác nhận đang tiến hành các cuộc điều tra an ninh quốc gia liên quan đến hàng nhập khẩu từ hai ngành này.

>> Chi tiết: Miễn thuế ngành ô tô, áp thuế ngành dược phẩm?

14/4: Tổng thống Trump công bố áp thuế chất bán dẫn, dọa đánh thuế điện thoại và máy tính

Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ mở rộng chính sách thuế quan sang lĩnh vực công nghệ cao, bắt đầu với chất bán dẫn – ngành được xem là “xương sống” của nền công nghiệp hiện đại. Ông cho biết Mỹ sẽ áp thuế bổ sung từ 15–35% đối với chất bán dẫn nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, với mục tiêu “tái cân bằng chuỗi cung ứng công nghệ và bảo vệ an ninh quốc gia”.

Ngoài ra, ông Trump còn cảnh báo sẽ mở rộng thuế đối với các sản phẩm công nghệ tiêu dùng như điện thoại, laptop và thiết bị mạng, nếu các tập đoàn công nghệ lớn không có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất về Mỹ. Động thái này đã khiến cổ phiếu nhiều hãng công nghệ lớn như Apple, Nvidia, Samsung và TSMC đồng loạt giảm điểm trong cùng ngày.

Xem thêm:

Tổng thống Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

Tổng thống Trump: 'Sắp có mức thuế mới đánh vào chip bán dẫn'

11/4: Ông Trump miễn thuế đối ứng tạm thời cho smartphone, laptop và linh kiện công nghệ

Ngày 11/4, Tổng thống Donald Trump thông báo miễn thuế đối ứng tạm thời đối với một số sản phẩm công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay, ổ cứng, chip nhớ và linh kiện điện tử khác. Theo Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP), quyết định này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp Mỹ có thời gian điều chỉnh chuỗi cung ứng và chuyển sản xuất về nước. ​

Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh rằng việc miễn thuế này chỉ là tạm thời và không có ngoại lệ nào về thuế quan. Ông cảnh báo rằng các sản phẩm công nghệ sẽ bị áp thuế mới trong thời gian tới nếu các công ty không có kế hoạch sản xuất tại Mỹ.

10/4: Báo cáo Wharton cảnh báo hậu quả kinh tế

Trung tâm Ngân sách Wharton thuộc Đại học Pennsylvania công bố nghiên cứu cho thấy, chính sách thuế nhập khẩu của Trump có thể làm giảm GDP dài hạn của Mỹ khoảng 6%, khiến lương trung bình giảm 5% và mỗi hộ gia đình trung lưu mất trung bình 22.000 USD trong suốt đời.

Báo cáo cho rằng các tác động tiêu cực không đến ngay lập tức nhưng sẽ tích lũy dần qua thời gian, khi giá thành sản phẩm tăng lên, đầu tư nước ngoài sụt giảm và hiệu quả sản xuất bị ảnh hưởng. Tuy vậy, Nhà Trắng phản bác nghiên cứu này là "phiến diện", cho rằng mô hình của Wharton đánh giá thấp lợi ích dài hạn của tái công nghiệp hóa.

9/4: Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế hàng Trung Quốc lên 125%

Chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc công bố số liệu thặng dư thương mại kỷ lục với Mỹ trong quý I/2025, chính quyền Tổng thống Trump đã có động thái đáp trả mạnh mẽ. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo mức thuế mới 125% sẽ được áp dụng đối với nhiều nhóm hàng tiêu dùng và công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc, nâng từ mức trước đó là 91%.

Tuy nhiên, nhằm “tạo khoảng trống cho khả năng đàm phán thiện chí”, Nhà Trắng cũng cho biết sẽ tạm hoãn áp dụng một số mức thuế khác trong 90 ngày, chủ yếu liên quan đến các mặt hàng tiêu dùng phổ biến như quần áo, giày dép và đồ điện tử giá rẻ. Đây được xem là một bước đi chiến thuật nhằm gây áp lực đồng thời mở cửa đối thoại với Bắc Kinh.

>> Xem chi tiết: Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

7/4: Mỹ áp thuế 104% sau khi Trung Quốc trả đũa thuế 34% với hàng hóa Mỹ

Con số 104% trên bao gồm hai lần Nhà Trắng đánh thuế 10% hồi đầu nhiệm kỳ (tháng 2-2025), thuế đối ứng 34% được ông Trump công bố hôm 2-4 và mức thuế mới 50%.

Mức thuế mới 50% được ông Trump đề cập lần đầu hôm 7-4 nhằm tạo áp lực buộc chính quyền Bắc Kinh từ bỏ việc áp thuế 34% trả đũa lên hàng hóa Mỹ.

>> Xem chi tiết: TT Trump 'xuống tay' áp thuế 104% với hàng Trung Quốc

2/4: Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế toàn cầu 10%, Việt Nam 46%, Trung Quốc 54%

Trong một tuyên bố được mô tả là "địa chấn thương mại", Tổng thống Trump ký Sắc lệnh 14257, áp dụng mức thuế cơ bản 10% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, ngoại trừ từ Canada và Mexico – hai nước láng giềng trong khối USMCA. Không dừng lại ở đó, ông triển khai nguyên tắc "có đi có lại", tăng thuế mạnh tay đối với các đối tác có thặng dư thương mại lớn.

Theo danh sách được công bố cùng ngày, Trung Quốc phải chịu mức tăng thêm 34%, đưa tổng thuế lên 54%; Việt Nam bị áp thuế 46%, Thái Lan 36%, Ấn Độ 26%, và Liên minh châu Âu 20%. Biện pháp này, theo Nhà Trắng, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và buộc các nước phải đàm phán lại các điều kiện thương mại song phương “trên tinh thần công bằng và có đi có lại”.

>> Xem thêm: TT Trump áp thuế 46%: Nỗi lo trước mắt và cách ứng phó dài hạn

12/3: Mỹ khẳng định áp thuế toàn diện với nhôm, thép; EU dọa trả đũa

Đến ngày 12/3, Tổng thống Trump tái khẳng định lập trường cứng rắn khi tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với toàn bộ sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu, không có ngoại lệ hay miễn trừ, kể cả với các đồng minh truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Brazil.

Trong thông cáo báo chí, Tổng thống Trump tuyên bố “chúng ta không thể cho phép các quốc gia khác phá giá thép và nhôm để bóp nghẹt các nhà máy của Mỹ”. Thông điệp này được phát đi trong bối cảnh EU tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa lên 28 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghệ nhập khẩu từ Mỹ nếu Washington không xem xét lại quyết định của mình.

Cùng lúc đó, Australia bày tỏ thất vọng khi không được miễn thuế quan Mỹ, song khẳng định không có kế hoạch trả đũa nhằm duy trì quan hệ chiến lược. Tuyên bố này đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn “cảnh báo” sang “đối đầu toàn diện” trong chiến lược thuế quan của ông Trump, vốn đang đặt lại toàn bộ nền tảng thương mại toàn cầu dưới lăng kính lợi ích nước Mỹ.

6/3: Tạm hoãn thuế cho hàng hóa Mexico và Canada trong khuôn khổ USMCA

Chỉ hai ngày sau khi chính sách thuế đối với nhôm thép bắt đầu có hiệu lực, ông Trump ban hành sắc lệnh tạm hoãn áp dụng thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada – hai đối tác chủ chốt trong Hiệp định USMCA (Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada).

Thời hạn hoãn kéo dài đến ngày 2/4/2025, được cho là nhằm duy trì thiện chí đàm phán và đảm bảo không làm gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực Bắc Mỹ. Động thái này thể hiện sự linh hoạt có tính toán trong chính sách thuế quan của chính quyền Trump, vừa duy trì lập trường cứng rắn với các nước bị coi là "lạm dụng thương mại", vừa tìm kiếm không gian cho đối thoại với các đối tác chiến lược.

4/3: Tổng thống Trump tuyên bố thuế quan là "vũ khí bảo vệ linh hồn nước Mỹ", thuế 25% có hiệu lực

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang, Tổng thống Trump khẳng định triết lý thương mại cốt lõi của ông: thuế quan không đơn thuần là công cụ điều tiết, mà là “lá chắn kinh tế bảo vệ linh hồn nước Mỹ”. Ông cho biết nếu không có hàng rào thuế, Mỹ sẽ tiếp tục mất việc làm, mất ngành nghề và mất khả năng tự lực.

Phát biểu này nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ từ các nghị sĩ Cộng hòa nhưng cũng vấp phải chỉ trích gay gắt từ các nhóm vận động tự do thương mại. Tuy nhiên, đối với cử tri tại các bang công nghiệp như Ohio, Michigan và Pennsylvania, thông điệp của ông Trump tiếp tục gây được tiếng vang lớn.

Cùng ngày, mức thuế 25% đối với toàn bộ sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu chính thức có hiệu lực. Đây là một trong những động thái đầu tiên trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp luyện kim trong nước – vốn được ông coi là cốt lõi của an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ nhiều quốc gia xuất khẩu lớn như Hàn Quốc, EU và Nhật Bản, với lo ngại rằng nó sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra làn sóng trả đũa thương mại lan rộng. Trong nước, các nhà sản xuất thép nội địa hoan nghênh chính sách này, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, ô tô và sản phẩm tiêu dùng thể hiện quan ngại về chi phí tăng cao.

10/2: Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 25% lên toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu

​Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu công bố ý định áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm và thép nhập khẩu vào ngày 9/2/2025. Sắc lệnh chính thức được ký vào ngày 10/2/2025, với hiệu lực từ ngày 4/3/2025.

Đây là sự mở rộng của chính sách thuế quan mà ông Trump đã triển khai trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2018, khi áp dụng mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Tuy nhiên, trong lần áp thuế năm 2025, toàn bộ các trường hợp miễn trừ trước đó đều bị xóa bỏ, và mức thuế đối với nhôm cũng được tăng lên 25%.

>> Xem chi tiết: TT Trump ký lệnh tăng thuế nhôm, thép lên 25%

2/2: Tổng thống Trump bãi bỏ ngưỡng miễn thuế dưới 800 USD, siết hàng giá rẻ từ Trung Quốc

Chính sách miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 800 USD, vốn được duy trì nhiều năm qua để hỗ trợ người tiêu dùng và thương mại điện tử, đã chính thức bị bãi bỏ theo sắc lệnh đầu tiên về thuế của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ mới. Mục tiêu nhắm vào các nền tảng như Shein, Temu, AliExpress – những kênh chính đưa hàng hóa giá rẻ Trung Quốc tràn vào thị trường Mỹ.

Bộ An ninh Nội địa và Hải quan Mỹ được chỉ thị siết chặt kiểm soát, yêu cầu đánh thuế và rà soát xuất xứ đối với mọi kiện hàng. Động thái này ngay lập tức ảnh hưởng tới thói quen mua sắm trực tuyến của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ, nhưng được các doanh nghiệp nhỏ trong nước ủng hộ mạnh mẽ.

20/1: Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, phát tín hiệu cứng rắn về thương mại

Ngay từ lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 tại Washington D.C., Tổng thống Donald Trump đã không giấu giếm ý định khôi phục các chính sách thương mại bảo hộ mà ông từng theo đuổi trong nhiệm kỳ đầu.

Trong bài diễn văn kéo dài 23 phút, ông nhấn mạnh đến việc “tái thiết nước Mỹ thông qua các biện pháp thuế quan công bằng”, kêu gọi “chấm dứt các hiệp định có hại và các dòng chảy thương mại bất đối xứng”.

Thông điệp cứng rắn về thuế quan Mỹ được giới phân tích xem là lời cảnh báo sớm cho các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Việt Nam và Mexico – những quốc gia mà theo ông, đang hưởng lợi nhiều từ xuất khẩu sang Mỹ.

Cập nhật
Xem mới nhất
Xem cũ nhất
Rút gọn
Cùng chuyên mục
Cổ phiếu tăng 60.000% dù công ty không có doanh thu, liên tục thua lỗ

Cổ phiếu tăng 60.000% dù công ty không có doanh thu, liên tục thua lỗ

(VNF) - Cổ phiếu của một công ty công nghệ sinh học ít tên tuổi có trụ sở tại Hồng Kông đã tăng vọt một cách đầy khó hiểu trong năm nay. Điều đáng chú ý là công ty này không có doanh thu, liên tục thua lỗ và không có bất kỳ thông tin đột phá nào được công bố gần đây.

'Ông trùm' mỹ phẩm Leonard Lauder: Một đời nghĩ lớn, làm lớn

'Ông trùm' mỹ phẩm Leonard Lauder: Một đời nghĩ lớn, làm lớn

18/06/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Leonard Lauder, người đưa thương hiệu Estée Lauder từ một gian bếp tại New York trở thành tập đoàn toàn cầu trong ngành mỹ phẩm vừa qua đời ngày 15/6, hưởng thọ 92 tuổi. Trong hơn nửa thế kỷ gắn bó với doanh nghiệp do mẹ ông sáng lập, vị tỷ phú đã biến một công ty gia đình thành tập đoàn đa thương hiệu niêm yết công khai, sở hữu danh mục gồm hơn 25 thương hiệu mỹ phẩm cao cấp và doanh thu xấp xỉ 15 tỷ USD mỗi năm.

Trung Quốc dùng linh kiện phương Tây cho dự án máy bay ‘đối đầu’ Airbus, Boeing

Trung Quốc dùng linh kiện phương Tây cho dự án máy bay ‘đối đầu’ Airbus, Boeing

18/06/25 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Nhà sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu Trung Quốc Comac vừa ký thỏa thuận mua linh kiện từ Safran (Pháp) và Crane (Mỹ) để phát triển C929 – máy bay thân rộng đầu tiên của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Airbus và Boeing.

TT Trump kêu gọi Iran ‘đầu hàng’, giá dầu vọt lên đỉnh 5 tháng

TT Trump kêu gọi Iran ‘đầu hàng’, giá dầu vọt lên đỉnh 5 tháng

18/06/25 10:16 (GMT+7)

(VNF) - Giá dầu thô Mỹ tăng hơn 4% vào ngày 17/6, lên khoảng 75 USD/thùng, trong bối cảnh lo ngại rằng Mỹ có thể đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc xung đột giữa Israel và Iran.

'Xâm chiếm' vũ trụ: Trung Quốc tuyên bố vượt Mỹ, chuyên gia phương Tây phản bác

'Xâm chiếm' vũ trụ: Trung Quốc tuyên bố vượt Mỹ, chuyên gia phương Tây phản bác

18/06/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc mới đây tuyên bố có vệ tinh đầu tiên trong lịch sử thế giới chinh phục quỹ đạo cộng hưởng Trái Đất - Mặt Trăng đặc biệt. Tuy nhiên, tuyên bố này không được cộng đồng khoa học phương Tây đồng thuận với lý do NASA đã đạt thành tựu tương tự hơn một thập kỷ trước.

Người lao động 'lười' – 'Ác mộng' của nền kinh tế Đức

Người lao động 'lười' – 'Ác mộng' của nền kinh tế Đức

18/06/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong khi nền kinh tế Đức đang tăng trưởng chậm chạp và rơi vào suy thoái nhẹ suốt hai năm liên tiếp, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng văn hóa “làm ít, nghỉ nhiều” đang góp phần kéo lùi đà phục hồi của kinh tế Đức. Giữa lúc dân số già hóa nhanh chóng, lực lượng lao động sụt giảm và nhiều ngành thiết yếu thiếu hụt nhân sự, “cơn ác mộng” mang tên người lao động “lười” đang dần trở thành vấn đề nhức nhối của nền kinh tế số một châu Âu.

Vụ rơi máy bay Ấn Độ: Ngành bảo hiểm lao đao vì khoản bồi thường kỷ lục

Vụ rơi máy bay Ấn Độ: Ngành bảo hiểm lao đao vì khoản bồi thường kỷ lục

18/06/25 08:25 (GMT+7)

(VNF) - Vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng nhất Ấn Độ trong hơn một thập kỷ qua dự kiến sẽ gây chấn động ngành bảo hiểm hàng không và dẫn đến một trong những yêu cầu bồi thường lớn nhất của nước này, ước tính khoảng 475 triệu USD.

Tổng thống Trump lại ‘cứu’ TikTok… lần 3

Tổng thống Trump lại ‘cứu’ TikTok… lần 3

18/06/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp trong tuần này nhằm gia hạn thời hạn hoàn tất thỏa thuận bán TikTok thêm 90 ngày, theo thông báo của Nhà Trắng. Động thái này cho phép nền tảng mạng xã hội nổi tiếng có nguồn gốc từ Trung Quốc tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong khi chờ hoàn tất các yêu cầu pháp lý.

130 ngày dấn thân vào chính trường: Đoạn đời sóng gió của Elon Musk

130 ngày dấn thân vào chính trường: Đoạn đời sóng gió của Elon Musk

17/06/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - 130 ngày dấn thân vào chính trường đã trở thành chặng đường đầy sóng gió với tỷ phú Elon Musk. Tesla tụt dốc, thương hiệu bị tổn hại, cổ đông bất an và niềm tin lung lay. Elon Musk đã quyết định rời nhiệm sở, cam kết toàn lực tái thiết đế chế công nghệ đang chao đảo của mình. Nhưng liệu sự trở lại lần này có đủ sức cứu vãn những gì ông đã đánh mất?

Bùng nổ đăng ký 'thẻ vàng' Mỹ 5 triệu USD: 70.000 người chỉ sau 1 tuần

Bùng nổ đăng ký 'thẻ vàng' Mỹ 5 triệu USD: 70.000 người chỉ sau 1 tuần

17/06/25 15:19 (GMT+7)

(VNF) - Chương trình thị thực đầu tư mới của Mỹ mang tên “Trump Card” đã thu hút gần 70.000 người đăng ký chỉ trong chưa đầy 1 tuần từ khi mở website chính thức. Đổi lại khoản đầu tư 5 triệu USD, người tham gia sẽ được cấp quyền cư trú hợp pháp tại Mỹ.

TT Trump cảnh báo ‘lập tức sơ tán khỏi Tehran’, thị trường dầu sôi sục

TT Trump cảnh báo ‘lập tức sơ tán khỏi Tehran’, thị trường dầu sôi sục

17/06/25 10:49 (GMT+7)

(VNF) - Giá dầu thô tương lai tăng mạnh vào cuối phiên giao dịch ngày 16/6 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra cảnh báo gây chú ý trên mạng xã hội liên quan đến căng thẳng giữa Israel và Iran.

Thành công mới đưa Trung Quốc vượt xa phương Tây về năng lượng hạt nhân

Thành công mới đưa Trung Quốc vượt xa phương Tây về năng lượng hạt nhân

17/06/25 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đang có những bước tiến nhảy vọt nhờ vào sự phát triển của các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), giúp nước này vượt xa các đối thủ phương Tây nhiều năm trong cuộc đua chinh phục một lĩnh vực năng lượng đầy triển vọng.

Sự cố công nghệ diện rộng tại Pháp, hàng chục nghìn người 'mất kết nối'

Sự cố công nghệ diện rộng tại Pháp, hàng chục nghìn người 'mất kết nối'

17/06/25 08:59 (GMT+7)

(VNF) - Một sự cố kỹ thuật nghiêm trọng vừa khiến mạng viễn thông SFR (nhà cung cấp lớn thứ hai tại Pháp) sập trên diện rộng, khiến hàng chục nghìn người dùng trên toàn quốc không thể truy cập internet, gửi tin nhắn hay thực hiện cuộc gọi. Sự cố cho thấy những lỗ hổng đáng lo ngại trong hạ tầng công nghệ số của Pháp.

'Nữ tội phạm xinh đẹp nhất Trung Quốc': Lừa 9 người đàn ông để mua nhà Thâm Quyến

'Nữ tội phạm xinh đẹp nhất Trung Quốc': Lừa 9 người đàn ông để mua nhà Thâm Quyến

16/06/25 15:24 (GMT+7)

(VNF) - Một người phụ nữ ở Trung Quốc đã lập kế hoạch kiếm 1,4 triệu USD để mua nhà bằng cách hẹn hò với đàn ông giàu có, chuyển đến sống cùng họ rồi trộm sạch tài sản trong nhà của những người này.

Chính quyền TT Trump ‘siết nhập cư’, thêm 36 quốc gia vào diện cảnh báo?

Chính quyền TT Trump ‘siết nhập cư’, thêm 36 quốc gia vào diện cảnh báo?

16/06/25 14:15 (GMT+7)

(VNF) - Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ một bản điện tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/6 cho thấy Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét bổ sung 36 quốc gia vào danh sách bị hạn chế nhập cư.

Israel không kích mỏ khí đốt lớn nhất thế giới của Iran, giá dầu tăng vọt

Israel không kích mỏ khí đốt lớn nhất thế giới của Iran, giá dầu tăng vọt

16/06/25 13:17 (GMT+7)

(VNF) - Giá dầu tiếp tục tăng lên mốc cao mới sau khi Israel không kích vào các mỏ và cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Iran. Điều này làm dấy lên lo ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng năng lượng trong khu vực.

Tổng thống Trump: Mỹ ‘có thể sẽ can dự’ cuộc chiến ở Trung Đông

Tổng thống Trump: Mỹ ‘có thể sẽ can dự’ cuộc chiến ở Trung Đông

16/06/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/6 khẳng định Washington hiện chưa tham gia vào các cuộc không kích của Israel nhằm vào Iran, nhưng “không loại trừ khả năng sẽ can dự”. Ông cũng bày tỏ sự cởi mở khi để Tổng thống Nga Vladimir Putin làm trung gian hòa giải.

Chiến tranh năng lượng cận kề: 5 nước cờ nguy hiểm từ Iran và Israel

Chiến tranh năng lượng cận kề: 5 nước cờ nguy hiểm từ Iran và Israel

16/06/25 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Xung đột Israel - Iran leo thang đẩy Trung Đông và thị trường năng lượng toàn cầu vào vòng xoáy bất ổn. Giới phân tích cảnh báo 5 kịch bản tồi tệ nhất nếu cuộc đối đầu vượt tầm kiểm soát – từ tấn công cảng dầu chiến lược đến phong tỏa Eo biển Hormuz – có thể gây ra cú sốc năng lượng nghiêm trọng chưa từng có.

Nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới: Không xe sang, hàng hiệu và bí quyết 'giả nghèo'

Nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới: Không xe sang, hàng hiệu và bí quyết 'giả nghèo'

15/06/25 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Khi hàng hiệu, siêu xe và những chuyến du lịch xa hoa trở thành biểu tượng của giới siêu giàu, không ít tỷ phú lại chọn một hướng đi ngược dòng, hướng đến sự đơn giản, khiêm tốn và tiết kiệm trong lối sống hàng ngày. Một trong những ví dụ điển hình cho xu hướng này là Lucy Guo, nữ tỷ phú đồng sáng lập công ty trí tuệ nhân tạo đình đám Scale AI tại Mỹ.

Hành lý ký gửi: 'Mỏ vàng' chục tỷ USD của các hãng hàng không

Hành lý ký gửi: 'Mỏ vàng' chục tỷ USD của các hãng hàng không

15/06/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2024, chỉ tính riêng 20 hãng hàng không hàng đầu trên thế giới đã thu tới 33 tỷ USD từ phí hành lý ký gửi.

‘Next gen’: Hậu duệ giới tỷ phú chuẩn bị nhận chuyển giao 18.000 tỷ USD

‘Next gen’: Hậu duệ giới tỷ phú chuẩn bị nhận chuyển giao 18.000 tỷ USD

15/06/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Khi các tỷ phú sáng lập các quỹ từ thiện dần lui về hậu trường, thế hệ kế cận không chỉ tiếp nhận khối tài sản khổng lồ mà còn tái định hình chiến lược “cho đi” của giới siêu giàu toàn cầu.

Thành phố giàu có nhất thế giới: 66 tỷ phú, hơn 800 người sở hữu trên 100 triệu USD

Thành phố giàu có nhất thế giới: 66 tỷ phú, hơn 800 người sở hữu trên 100 triệu USD

15/06/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Với gần 400.000 triệu phú và hơn 3.000 tỷ USD tổng tài sản cá nhân, New York tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm tài chính số một thế giới, vượt xa nhiều nền kinh tế G20 về tổng tài sản tư nhân.

Giữa khói lửa chiến sự, vàng lại 'lên ngôi'

Giữa khói lửa chiến sự, vàng lại 'lên ngôi'

15/06/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, niềm tin vào đồng USD lung lay và bất ổn kinh tế lan rộng, vàng một lần nữa nổi lên như một mỏ neo vững chắc – đặc biệt đối với các ngân hàng trung ương.

‘Bitcoin sẽ thay thế vàng và giá tăng tới 1 triệu USD’

‘Bitcoin sẽ thay thế vàng và giá tăng tới 1 triệu USD’

14/06/25 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo nhận định từ người đứng đầu Galaxy Digital, ông Mike Novogratz, Bitcoin đang ngày càng được thể chế hóa và có thể vươn tới mức giá 1 triệu USD nếu tiếp tục thay thế vàng trong vai trò tài sản lưu trữ giá trị.

'Bi kịch' của nhà đầu tư Bitcoin: 12 năm tìm kiếm 742 triệu USD dưới bãi rác

'Bi kịch' của nhà đầu tư Bitcoin: 12 năm tìm kiếm 742 triệu USD dưới bãi rác

14/06/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Hơn 10 năm sau khi vô tình vứt nhầm ổ cứng chứa 8.000 Bitcoin vào bãi rác, kỹ sư công nghệ người Anh James Howells vẫn miệt mài tìm kiếm tài sản nay trị giá hơn 700 triệu USD. Dù bị tòa án bác bỏ và vấp phải nhiều rào cản pháp lý lẫn môi trường, ông chưa từng tuyên bố từ bỏ. Câu chuyện hy hữu này đang được chuyển thể thành phim tài liệu, trở thành điển hình cho những rủi ro khôn lường của thời đại tài sản số.

Tin khác
Cổ phiếu tăng 60.000% dù công ty không có doanh thu, liên tục thua lỗ

Cổ phiếu tăng 60.000% dù công ty không có doanh thu, liên tục thua lỗ

(VNF) - Cổ phiếu của một công ty công nghệ sinh học ít tên tuổi có trụ sở tại Hồng Kông đã tăng vọt một cách đầy khó hiểu trong năm nay. Điều đáng chú ý là công ty này không có doanh thu, liên tục thua lỗ và không có bất kỳ thông tin đột phá nào được công bố gần đây.

'Ông trùm' mỹ phẩm Leonard Lauder: Một đời nghĩ lớn, làm lớn

'Ông trùm' mỹ phẩm Leonard Lauder: Một đời nghĩ lớn, làm lớn

Trung Quốc dùng linh kiện phương Tây cho dự án máy bay ‘đối đầu’ Airbus, Boeing

Trung Quốc dùng linh kiện phương Tây cho dự án máy bay ‘đối đầu’ Airbus, Boeing

TT Trump kêu gọi Iran ‘đầu hàng’, giá dầu vọt lên đỉnh 5 tháng

TT Trump kêu gọi Iran ‘đầu hàng’, giá dầu vọt lên đỉnh 5 tháng

'Xâm chiếm' vũ trụ: Trung Quốc tuyên bố vượt Mỹ, chuyên gia phương Tây phản bác

'Xâm chiếm' vũ trụ: Trung Quốc tuyên bố vượt Mỹ, chuyên gia phương Tây phản bác

Người lao động 'lười' – 'Ác mộng' của nền kinh tế Đức

Người lao động 'lười' – 'Ác mộng' của nền kinh tế Đức

Vụ rơi máy bay Ấn Độ: Ngành bảo hiểm lao đao vì khoản bồi thường kỷ lục

Vụ rơi máy bay Ấn Độ: Ngành bảo hiểm lao đao vì khoản bồi thường kỷ lục

Tổng thống Trump lại ‘cứu’ TikTok… lần 3

Tổng thống Trump lại ‘cứu’ TikTok… lần 3

130 ngày dấn thân vào chính trường: Đoạn đời sóng gió của Elon Musk

130 ngày dấn thân vào chính trường: Đoạn đời sóng gió của Elon Musk

Bùng nổ đăng ký 'thẻ vàng' Mỹ 5 triệu USD: 70.000 người chỉ sau 1 tuần

Bùng nổ đăng ký 'thẻ vàng' Mỹ 5 triệu USD: 70.000 người chỉ sau 1 tuần

TT Trump cảnh báo ‘lập tức sơ tán khỏi Tehran’, thị trường dầu sôi sục

TT Trump cảnh báo ‘lập tức sơ tán khỏi Tehran’, thị trường dầu sôi sục

Thành công mới đưa Trung Quốc vượt xa phương Tây về năng lượng hạt nhân

Thành công mới đưa Trung Quốc vượt xa phương Tây về năng lượng hạt nhân

Sự cố công nghệ diện rộng tại Pháp, hàng chục nghìn người 'mất kết nối'

Sự cố công nghệ diện rộng tại Pháp, hàng chục nghìn người 'mất kết nối'

'Nữ tội phạm xinh đẹp nhất Trung Quốc': Lừa 9 người đàn ông để mua nhà Thâm Quyến

'Nữ tội phạm xinh đẹp nhất Trung Quốc': Lừa 9 người đàn ông để mua nhà Thâm Quyến

Chính quyền TT Trump ‘siết nhập cư’, thêm 36 quốc gia vào diện cảnh báo?

Chính quyền TT Trump ‘siết nhập cư’, thêm 36 quốc gia vào diện cảnh báo?

Israel không kích mỏ khí đốt lớn nhất thế giới của Iran, giá dầu tăng vọt

Israel không kích mỏ khí đốt lớn nhất thế giới của Iran, giá dầu tăng vọt

Tổng thống Trump: Mỹ ‘có thể sẽ can dự’ cuộc chiến ở Trung Đông

Tổng thống Trump: Mỹ ‘có thể sẽ can dự’ cuộc chiến ở Trung Đông

Chiến tranh năng lượng cận kề: 5 nước cờ nguy hiểm từ Iran và Israel

Chiến tranh năng lượng cận kề: 5 nước cờ nguy hiểm từ Iran và Israel

Nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới: Không xe sang, hàng hiệu và bí quyết 'giả nghèo'

Nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới: Không xe sang, hàng hiệu và bí quyết 'giả nghèo'

Hành lý ký gửi: 'Mỏ vàng' chục tỷ USD của các hãng hàng không

Hành lý ký gửi: 'Mỏ vàng' chục tỷ USD của các hãng hàng không

‘Next gen’: Hậu duệ giới tỷ phú chuẩn bị nhận chuyển giao 18.000 tỷ USD

‘Next gen’: Hậu duệ giới tỷ phú chuẩn bị nhận chuyển giao 18.000 tỷ USD

Thành phố giàu có nhất thế giới: 66 tỷ phú, hơn 800 người sở hữu trên 100 triệu USD

Thành phố giàu có nhất thế giới: 66 tỷ phú, hơn 800 người sở hữu trên 100 triệu USD

Giữa khói lửa chiến sự, vàng lại 'lên ngôi'

Giữa khói lửa chiến sự, vàng lại 'lên ngôi'

‘Bitcoin sẽ thay thế vàng và giá tăng tới 1 triệu USD’

‘Bitcoin sẽ thay thế vàng và giá tăng tới 1 triệu USD’

'Bi kịch' của nhà đầu tư Bitcoin: 12 năm tìm kiếm 742 triệu USD dưới bãi rác

'Bi kịch' của nhà đầu tư Bitcoin: 12 năm tìm kiếm 742 triệu USD dưới bãi rác

OSZAR »