Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Kỳ Thư - 12/03/2025 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

Tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào động lực của nền kinh tế

TS. Nguyễn Tú Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương cho biết, năm 2025 mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước hướng đến là 16%, nhưng có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

“Nếu bằng mọi giá đẩy vốn ra thị trường để đạt mức tăng trưởng tín dụng 16% tương đương con số tuyệt đối hơn 2,5 triệu tỷ đồng bất chấp khả năng hấp thụ vốn của thị trường sẽ dẫn đến câu chuyện méo mó cho thị trường. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng 16% cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào động lực của nền kinh tế”, ông Tú Anh phân tích.

Cũng theo ông Tú Anh, nếu năm nay mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này là một thách thức không hề nhỏ.

Tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào động lực của nền kinh tế.

Nguyên nhân được lý giải, Việt Nam là nền kinh tế mở nên những tác động trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng trong nước và nếu bối cảnh thế giới diễn biến bất lợi có thể khiến chúng ta không đạt tăng trưởng 8% như mục tiêu.

Đặc biệt là với mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam là dựa vào xuất khẩu. Điều kiện tiên quyết để tăng trưởng là phải có hoạt động đầu tư và phải có vốn, đầu tư vừa làm tăng tổng cầu và làm tăng tổng cung.

Tuy nhiên, khi đầu tư tạo ra sản phẩm, vấn đề quan trọng là đầu ra của sản phẩm đó sẽ ở đâu. Với quy mô nền kinh tế không quá lớn dưới 500 tỷ USD và tiêu dùng trong những năm gần đây chỉ tăng khoảng 8 - 10% thì đầu ra của nền kinh tế Việt Nam phải phụ thuộc vào xuất khẩu.  

"Liệu chúng ta có thể duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu 8 - 10% để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% hay không thì vẫn là một ẩn số bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào các thị trường xuất khẩu, trong đó có Mỹ. Những bất định từ cuộc chiến thương mại cũng như ẩn số trong quyết sách của ông Trump sẽ là yếu tố tác động lớn đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay", ông Tú Anh phân tích.

Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư, tiêu dùng và đầu cơ. Trong đó, tín dụng chủ yếu phục vụ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên, đầu tư trong nước phụ thuộc rất lớn vào cảm nhận về rủi ro, triển vọng phát triển của nền kinh tế và môi trường đầu tư.

Điểm thuận lợi của năm nay là cả hệ thống chính trị đang tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, giúp quá trình ra quyết định trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời giảm chi phí tuân thủ. Điều này sẽ tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư. 

Tuy nhiên, quá trình tinh gọn bộ máy cần thời gian, không thể “một sớm một chiều”. Có thể phải đến tháng 4, tháng 5, hệ thống bộ máy mới từ trung ương cho đến địa phương mới được hoàn tất. Vì thế, theo ông Tú Anh, sau một hai tháng thăm dò, bộ máy hoàn thiện và niềm tin được củng cố, đầu tư sẽ có thể tăng vọt kéo theo tín dụng tăng lên.

 "Trong giai đoạn này, có thể sẽ xuất hiện một khoảng tạm dừng trong đầu tư và phải đến tháng 4, tháng 5 sau khi bộ máy ổn định có thể sẽ có một đợt bùng lên về đầu tư do niềm tin được củng cố", ông Tú Anh dự báo.

Thuận lợi thứ hai là quá trình tinh gọn bộ máy cũng giúp đẩy nhanh đầu tư công. Một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của năm nay là đẩy mạnh đầu tư công.

Một khi giải ngân các dự án đầu tư công nhanh hơn và các dự án lớn thì dòng tiền sẽ được bơm ra rất nhanh, từ đó giảm lượng tiền đọng tại Kho bạc Nhà nước và tăng nguồn cung tiền trong nền kinh tế. Khi cung tiền tăng, chi phí đầu vào cho các ngân hàng sẽ giảm, giúp các ngân hàng dễ dàng tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có rủi ro khi nếu xuất khẩu và đầu tư FDI không tốt như kỳ vọng thì triển vọng của nền kinh tế cũng sẽ giảm sút, khiến doanh nghiệp lo ngại và hoạt động đầu tư cũng sẽ ảm đạm hơn, tín dụng khó tăng trưởng, vị chuyên gia cảnh báo. 

Ông Tú Anh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng GDP cao. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại sẽ làm mọi cách để giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, đủ nguồn lực để chớp lấy cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo tăng trưởng.

"Việc bỏ room tín dụng sẽ là một động lực để thúc đẩy tín dụng tăng trưởng tốt hơn và giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn", ông Tú Anh đề xuất.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến ưu thích của dòng vốn toàn cầu

Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, thành viên Ban điều hành Ngân hàng HDBbank cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8%, ở góc độ vĩ mô, Chính phủ đang nỗ lực bằng nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng cơ hội và “đi” nhanh hơn.

Việt Nam là điểm đến ưu thích của dòng vốn toàn cầu.

Tuy nhiên muốn tăng trưởng 8%, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có tận dụng được cơ hội hay không?. Có thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI và xuất khẩu nhiều hơn hay không?.

Ông Phương nhấn mạnh: Đây là cơ hội bằng vàng để Việt Nam vươn mình, song muốn làm được điều đó, tất cả các lĩnh vực đều phải cố gắng làm tốt hơn.

Trên thực tế, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm đến ưa thích của dòng vốn FDI toàn cầu và có nhiều lợi thế để xuất khẩu nông sản, hàng hoá đi các quốc gia. Tuy nhiên, muốn tăng trưởng cao, các ngành, lĩnh vực đều phải nỗ lực, mỗi cá nhân cần bứt phá khỏi giới hạn của mình và góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Ngành du lịch cũng phải thu hút nhiều khách quốc tế hơn, khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn tại Việt Nam để góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Với ngân hàng, đây là một lĩnh vực quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.  Ngành ngân hàng cần phải vượt ra ngoài giới hạn, không chỉ là người cung cấp vốn mà còn phải kết nối khách hàng với những cơ hội kinh doanh, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp HDBank cho biết.

Ông lấy ví dụ tại Singapore rất nhiều ngân hàng là cầu nối để các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tiếp cận được với các đối tác nước ngoài hoặc cung cấp các thông tin về vĩ mô, thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp nội địa.

"Nếu chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng như Chính phủ đề ra thì trong vòng 5 năm nữa, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam sẽ lên một mức cao hơn, từ đó cũng mở ra những cơ hội phát triển kinh tế lớn hơn nữa", ông Phương khẳng định.

'Bơm' 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu?

'Bơm' 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu?

Tiêu điểm
(VNF) - TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng để “đẩy” tín dụng, năm nay, các ngân hàng tập trung cho vay các dự án hạ tầng và cho vay bất động sản, đặc biệt là bất động sản ăn theo trục giao thông công cộng, các nhà ga, đô thị nhỏ… vệ tinh của các đại dự án.
Cùng chuyên mục
Không còn CMSC, thiết kế lại cách quản lý vốn nhà nước tại DN

Không còn CMSC, thiết kế lại cách quản lý vốn nhà nước tại DN

22/06/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, việc đưa các doanh nghiệp nhà nước quay trở lại sự quản lý trực tiếp các bộ chủ quản, thoạt nhìn là một sự “hồi quy thể chế”, nhưng nếu được nhìn nhận một cách thực tiễn, thì đây cũng là cơ hội để định hình lại vai trò chiến lược của doanh nghiệp nhà nước trong hệ sinh thái kinh tế quốc dân hiện đại.

'Không nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư'

'Không nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư'

22/06/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư Nguyễn Thị Thu, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, nếu bỏ hoàn toàn thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư mà chưa có hệ thống thay thế đủ mạnh về hậu kiểm, công khai quy hoạch và dữ liệu quản lý đầu tư, nhà quản lý sẽ đối diện với nguy cơ bỏ lọt rủi ro hoặc bị lợi dụng.

'Báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại'

'Báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại'

21/06/25 12:47 (GMT+7)

(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

18/06/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Quy mô đầu tư của dự án gần 70 tỷ USD là quá lớn đối với bất kỳ một DN Việt Nam nào và đối với cả Chính phủ. Bài toán huy động vốn là rất thách thức nhưng thách thức lớn nhất có lẽ không phải nằm ở vấn đề vốn hay tiền mà đó chính là chúng ta cần một cơ chế làm sao để lựa chọn và triển khai một cách minh bạch, chuyên nghiệp, cộng với sự cải cách mạnh mẽ thị trường vốn Việt Nam để huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư bao gồm tổ chức quốc tế. VietnamFinance xin giới

'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'

'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'

11/06/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện tại, không còn lý do gì để không… mở hết cỡ cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ các hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách cũ kỹ, lỗi thời.

Một tháng khởi tố 36 vụ hàng giả, mới chỉ phần nổi của 'tảng băng chìm'

Một tháng khởi tố 36 vụ hàng giả, mới chỉ phần nổi của 'tảng băng chìm'

08/06/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Hàng loạt vụ án, hàng trăm đối tượng liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ đã bị khởi tớ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đăng Sinh – Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam: Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Địa bàn mới của hàng giả và hàng nhái: Mở mắt là thấy vi phạm

Địa bàn mới của hàng giả và hàng nhái: Mở mắt là thấy vi phạm

07/06/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Lê Thế Chính - đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - chống hàng giả, hàng nhái không còn chỉ là cuộc chiến trên thị trường truyền thống mà đã lan rộng ra môi trường số, nơi các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử trở thành “địa bàn mới” của các hành vi vi phạm.

CEO Hoa Sen: 'Thị trường công bằng, minh bạch là điều kiện để DN tử tế tồn tại'

CEO Hoa Sen: 'Thị trường công bằng, minh bạch là điều kiện để DN tử tế tồn tại'

06/06/25 17:08 (GMT+7)

(VNF) - Ông Vũ Văn Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen chia sẻ về những tổn thất mà doanh nghiệp chân chính đang phải gánh chịu trong một thị trường thiếu minh bạch nếu như hàng giả vẫn tồn tại trên thị trường.

‘Không được tiếp cận đất đai, doanh nghiệp không thể phát triển’

‘Không được tiếp cận đất đai, doanh nghiệp không thể phát triển’

23/05/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, với sự ra đời của Nghị quyết 68 sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng hơn.

 Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

22/05/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các doanh nghiệp, Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành sẽ hoá giải nỗi sợ "ma trận" thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, kéo dài, đặc biệt doanh nghiệp bất động sản mất 3 - 5 năm hoặc lâu hơn để thực hiện các thủ tục.

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

19/05/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Sự ra đời của Nghị quyết 68 tạo cho doanh nghiệp một động lực mới, một luồng sinh khí mới đã bắt đầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điểm yếu của khu vực tư nhân thể hiện qua sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt. Do đó, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh, phải cần các sếu đầu đàn tiên phong.

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

18/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt thủ tục, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giảm bớt áp lực về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động làm ăn của khối tư nhân.

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

17/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Nghị quyết 68 khẳng định rõ tinh thần không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế sẽ khiến doanh nhân yên tâm kinh doanh. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp cận cái mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

16/05/25 18:30 (GMT+7)

(VNF) - TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, các Báo cáo Kinh tế thường niên cho thấy: cần nhìn nhận lại vai trò của đất đai - một trong những yếu tố sống còn, dưới góc nhìn của khu vực tư nhân.

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

16/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

15/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

14/05/25 13:44 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

14/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

13/05/25 16:46 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.

'Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế'

"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"

13/05/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

13/05/25 12:12 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

13/05/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

13/05/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

12/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.

Tin khác
Quảng Trị mới: Đường lớn đã mở

Quảng Trị mới: Đường lớn đã mở

(VNF) - Tỉnh Quảng Trị mới có diện tích gần 12.700 km², dân số hơn 1,8 triệu người, 78 đơn vị hành chính, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP. Đồng Hới.

Không còn CMSC, thiết kế lại cách quản lý vốn nhà nước tại DN

Không còn CMSC, thiết kế lại cách quản lý vốn nhà nước tại DN

'Không nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư'

'Không nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư'

'Báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại'

'Báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại'

Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Phương án vốn nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'

'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'

Một tháng khởi tố 36 vụ hàng giả, mới chỉ phần nổi của 'tảng băng chìm'

Một tháng khởi tố 36 vụ hàng giả, mới chỉ phần nổi của 'tảng băng chìm'

Địa bàn mới của hàng giả và hàng nhái: Mở mắt là thấy vi phạm

Địa bàn mới của hàng giả và hàng nhái: Mở mắt là thấy vi phạm

CEO Hoa Sen: 'Thị trường công bằng, minh bạch là điều kiện để DN tử tế tồn tại'

CEO Hoa Sen: 'Thị trường công bằng, minh bạch là điều kiện để DN tử tế tồn tại'

‘Không được tiếp cận đất đai, doanh nghiệp không thể phát triển’

‘Không được tiếp cận đất đai, doanh nghiệp không thể phát triển’

 Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

Không còn chuyện 1 dự án mất 3 - 5 năm chưa xong thủ tục hành chính?

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

'Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế'

"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

OSZAR »